Trong năm vừa qua, ngành nông nghiệp đã đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, cũng như biến động thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, với sự chỉ đảo của các cấp và sự nỗ lực của toàn ngành, nông nghiệp huyện nhà đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, từ năng suất cây trồng vật nuôi đến ứng dụng công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững.
Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 6.000 tỷ đồng, tăng 5.08% so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt đạt trên 2.400 tỷ đồng, tăng 2.75% so với cùng kỳ. Lĩnh vực trăn nuôi đạt trên 3.700 tỷ đồng, tăng 6.77% so với cùng kỳ. Dịch vụ và các hoạt động khác đạt 52 tỷ đồng, tăng 0.63% so với cùng kỳ. Tỷ trồng ngành chăn nuôi chiếm 59.38%, tổng giá trị ngành nông nghiệp. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 02, 86.6%. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện hiện có 12 trên 12 xã, được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 100%, và 4 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đạt 33,3%. Trong đó, có 15 khu dân cư được công nhận đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu.
Nông dân trồng sầu riêng hữu cơ tại xã Xuân Tây
Cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng phát triển nông nghiệp, gắn với định hướng phát triển bền vững. Đến nay trên địa bàn huyện có 13 vùng trồng sầu riêng được cấp mã số với tổng diện tích trên 461 hectare với 309 hộ tham gia. Trong đó, công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại Toàn Thắng tại xã Xuân Tây được cấp mã số cơ sở đóng gói, mã vùng trồng nội địa. Toàn huyện hiện có 5 mã vùng trồng nội địa được cấp mã số với diện tích 38 hecta với 33 hộ tham gia.
Trong năm UBND huyện tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 52%, tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đạt 402, trên 25.342 ha đạt 1,58%. Tỷ lệ diện tích cây ăn quả chủ lực có chứng nhận việt gáp đạt 396,6 trên 3.264 ha đạt 12,15%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp và thủy sản được sản xuất theo hình thức hợp tác và liên kết được tiêu thụ dưới hình thức liên kết đạt 50%. Có 2,5 trên 30 ha hồ tiêu đạt chứng nhận hữu cơ đạt tỷ lệ 8,3% so với chỉ tiêu kế hoạch. 30 trên 50 ha sản xuất theo hướng hộ cơ đạt 60% so với chỉ tiêu kế hoạch. Toàn huyện hiện có 5 mô hình sản xuất hữu cơ đạt chuẩn và mang lại hữu quả kinh tế cho người dân.
Trang trại chăn nuôi vịt được đầu tư hiện đại, khép kín
Hiện nay, có 90% trang trại trang nuôi ứng dụng kỹ thuật như hệ thống phối trộn thức ăn, nước uống tự động ưu tiên sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên an toàn. 100% trang trại chăn nuôi sử dụng giống mới có năng suất chất lượng, khả năng chống chịu cao. Nhiều trang trại chăn nuôi xây dựng hệ thống chuồng nuôi lạnh khép kính có hệ thống điều hòa nhiệt độ tự động, công nghệ xử lý chất thải tự động gắn với hệ thống xử lý. Và có trên 90% các trang trại xử lý chất thải bằng hệ thống Bioga và đệm lót sinh học và một tổ hợp tác thủy sản đạt chứng nhận Vietgap, quy mô 10 hecta. Công tác phát triển kinh tế tập thể, quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản tiếp tục được tăng cường. Trên địa bàn huyện hiện có 113 tổ hợp tác, diện tích sản xuất gần 2.700 hecta, trên 5.900 tổ viên.
Đến thời điểm này, huyện Cẩm Mỹ có 25 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm Ocop, trong đó 2 sản phẩm đạt 4 sao và 23 sản phẩm đạt 3 sao. Bên cạnh đó, phòng nông nghiệp huyện đã phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền nội dung chương trình ô cốp đến hội viên, hướng dẫn các chủ thể xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tự công bố sản phẩm và đạt các yêu cầu để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm.
Hồ sen tại khu dân cư kiểu mẫu xã Sông Ray
Với những kết quả đạt được, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục đổi mới cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý sản xuất và tiêu thủ nông sản nhằm nâng cao hiệu quả và minh bạch chuỗi giá trị, phát triển các mô hình sản xuất thích ứng và đảm bảo an toàn sinh thái. Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương ngày càng phát triển bền vững.