Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐẢM BẢO CÔNG KHAI, MINH BẠCH, CHỐNG NHŨNG NHIỄU, TIÊU CỰC
Những sai lầm thường gặp khiến bệnh nhân sốt xuất huyết trở nặng

​Khi mắc sốt xuất huyết, nhiều người cho rằng hết sốt là khỏi bệnh nhưng sau giai đoạn sốt cao lại chính là giai đoạn nguy hiểm nhất.

 2024 NHUNG SAI LAM KHIEN BENH NHAN SXH TRO NANG.jpg

Bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện điều trị

Các bác sĩ chỉ ra những sai lầm thường gặp khiến bệnh nhân nhiễm virus Dengue trở nặng thậm chí tử vong.
    Sai lầm 1: Chủ quan không đi khám bệnh
    Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Mặc dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi vì bệnh có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng. Đối với sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nặng như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
    Sai lầm 2: Hết sốt là khỏi bệnh
    Sự thực là sau giai đoạn sốt cao lại chính là GIAI ĐOẠN NGUY HIỂM nhất của bệnh. Sau 2-7 ngày, phần lớn người bệnh đã hết sốt và cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đây lại là giai đoạn tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương. Triệu chứng bắt đầu nhận rõ như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam,… Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc dengue, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao và bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng, đi lại nhiều.
    Sai lầm 3: Chỉ mắc bệnh 1 lần trong đời
   Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 týp, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. vì vậy có thể hiểu rằng: một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 týp virus khác nhau.
     Cần làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết?
    Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
    Trong 3-4 ngày đầu, nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những lời khuyên sau:
    • Nằm nghỉ ngơi;
   • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa; uống nhiều nước, có thể cho bệnh nhân uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt;duy trì 1500-2500ml nước / ngày
   • Uống thuốc hạ sốt, lưu ý chỉ được hạ sốt bằng paracetamol chứ không được dùng Ibuprofen hoặc Aspirin vì có nguy cơ gây chảy máu đồng thời chườm mát cho người bệnh;
   • Theo dõi liên tục, nếu thấy bệnh nhân có diễn biến nghiêm trọng hơn như li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

Theo Sở Y tế Đồng Nai

Sưu tầm

Thi đua-khen thưởng- kỷ luật

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Huyện Cẩm Mỹ

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CẨM MỸ

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Phương - Trưởng Ban biên tập Trang Thông tin điện tử huyện Cẩm Mỹ
Địa chỉ: Khu phố Suối Cả, Thị trấn Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Điện Thoại : (0251)3878565 - Fax: (0251)3878708 - Email: pvhtt-cm@dongnai.gov.vn ​

® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Cẩm Mỹ" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​