Sâu keo mùa thu là một trong những dịch bệnh gây hại cho cây bắp.Nếu không kịp thời xử lý, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất cho cây trồng. Tại huyện Cẩm Mỹ, nông dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật men vi sinh IMO trong phòng trừ sâu keo mùa thu, hiệu quả bước đầu đã mang lại rất cao.
Trướcđây, diện tích gần 1 hecta bắp của gia đình, ông Phan Văn Loan, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ cứ xuống giống một thời gian, sâu keo mùa thu xuất hiện, gây bệnh ông phải mua thuốc bảo vệ thực vật hóa học phun lên để phòng trừ sâu bệnh.Tuy nhiên, được một thời gian hết thuốc, dịch bệnh lại xuất hiện lại, phải phun xịt nhiều lần mới hiệu quả. Sau khi sử dụng thuốc sinh họcIMOtỏi, ớt, gừng, riềngvào sản xuất, hiệu quả bước đầu đã mang lại rất rõ rệt.
Ông Phan Văn Loan, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ chia sẻ: Xịt thuốc bảo vệ thực vật men vi sinh IMO này hiệu quả cao. Sâu keo bị chết lâu rồi mới có trở lại, thời gian kéo dài hiệu quả hơn thuốc hóa học với thuốc hóa học ảnh hưởng sức khỏe con người. Còn thuốcsinh học này an toàn sức khỏe nông dân, người tiêu dùng và môi trường xum quanh nên mình yên tâm sử dụng.
(Ông Phan Văn Loan sử dụng thuốc sinh học IMO phòng trừ sâu keo mùa thu)
Tại xã Lâm San, sau khi được học các lớp tập huấn ứng dụng IMO trong nông nghiệp, bà con đã tích cực tham gia học hỏi, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm. Việc ứng dụngmen vi sinh IMO làm thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu keo mua thu hiệu quả rất cao, chi phí giảm mạnh. Theo ước tính, 1 lít thuốc bảo vệ thực vật làm từ chế phẩm sinh học IMO có giá thành khoảng 10 ngàn đồng có thể phun 1 sào cây bắp, giảm gấp nhiều lần so với thuốc hóa học. Nông dân chỉ cần phun 2-3 lần là khống chế đượcsâu bệnh, không tái lại và duy trì đến cuối vụ thu hoạch.
(Người dân tham gia tập huấn sử dụng IMO trong sản xuất nông nghiệp)
Ông Lê Văn Thanh, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ cho hay:“Nói chung sử dụng thuốc bảo vệ thực vật men vi sinh IMO an toàn hơn hóa học rất nhiều, mình tự lên men tự làm thuốc nên giá thành rẻ, cách làm qua các lớp tập huấn cán bộ hướng dẫn tận tình, rất dễ làm và sử dụng. Sau khi phun xịt lên cây bắp sâu keo mùa thu chết và không bị tái lại nhiều lần. Người nông dân bây giờ cứ chọn giá thành và sức khỏe là trên hết”
Kỹ sư Ngô Văn Truyền Lâm, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ cho biết thêm:“Hiện nay chúng tôi đang áp dụng chương trình phòng bệnh sâu bệnh mùa thu trên cây bắp, trong đó có bẫy chua ngọt rất hiệu quả, bà con nên đặt suốt vụ từ khi gieo đến trổ cờ và thu hoạch. Ngoài ra bà con cũng sử dụng chế phẩm sinh học gừng, tỏi, ớt phun xịt hiệu quả rất là cao trong phòng bệnh sâu keo mùa thu, thay vì sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, độc hại cho người sử dụng và gây ô nhiễm môi trường”
Nhờ đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, khuyến khích người dân thay đổi thói quen sản xuất. Nông dân trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ đã dần có ý thức hơn trong việc hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm hữu cơ tự sản xuất thay vì những hóa chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ngườisử dụng và môi trường sản xuất nông nghiệp vùng nông thôn.
ĐINH TÀI